Tập thói quen tốt cho nhân viên

Khi lặp lại nhiều lần một hành vi tốt thì sẽ hình thành được thói quen. Nghe thì đơn giản, nhưng trên thực tế, làm lại không dễ, nhất là khi nhà quản trị muốn tập thể nhân viên dưới quyền có một thói quen tốt nào đó cần cho những hoạt động sắp tới của doanh nghiệp.

Nếu muốn tìm những cách làm phù hợp, nhà quản trị có thể tham khảo một quyển sách nói về việc hình thành thói quen tốt của tác giả Bergeron mang tên How To Create Good Habits (tạm dịch: Cách tạo nên những thói quen tốt) do Nhà xuất bản Snap In Media ấn hành năm 2013.

Nhiều câu chuyện về tương quan giữa việc hình thành thói quen và những gì diễn ra trong não bộ của con người đã được trình bày trong sách. Tác giả bắt đầu bằng câu chuyện Huyền thoại 21 ngày để nêu ra một thực tế là một thói quen tốt thường phải mất 21 ngày mới hình thành.

Tiếp theo, tác giả kể trường hợp cụ thể là một nhóm nhà nghiên cứu tại một trường đại học ở London (Anh) đã kiểm nghiệm lại con số 21. Trong quá trình nghiên cứu, họ tìm thấy một quyển sách có từ năm 1960 của tác giả Maxwell Matlz, trong đó đề cập đến vài điều:

  • Thường phải cần 21 ngày để tạo sự thay đổi thấy được đối với một hình ảnh về tinh thần. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, một bệnh nhân được phẫu thuật ở mức độ trung bình cần 21 ngày mới có thể thích nghi được với khuôn mặt mới của mình.
  • Khi tay hoặc chân bị cắt đi, có một cái “tay ma” (hoặc “chân ma”) của người bệnh vẫn tồn tại khoảng 21 ngày, tự như chúng ta phải qua khoảng ba tuần sống trong ngôi nhà mới thì mới cảm nhận được nhà mới thật sự là nhà của mình.

Điều mà tác giả rút ra là con số 21 không đáng sợ, mà quan trọng hơn là phải hiểu rằng thành công trong việc hình thành thói quen mới trước hết tùy thuộc vào mong muốn và nỗ lực của người trong cuộc. Kế đó là các yếu tố khác như mức độ phức tạp của công việc có liên quan đến thói quen mới, khối lượng hành vi phải lặp lại để có được thói quen mới.

Một nhóm nhà nghiên cứu khác chưa tin vào con số 21 đã kiên trì làm một cuộc khảo nghiệm. Họ chọn ra một nhóm tình nguyện viên và yêu cầu từng người chọn ra một thói quen có lợi cho sức khỏe của chính mình, ví dụ thói quen uống nước hoặc tập thể dục, rồi kết nối thói quen ấy với một hướng dẫn áp dụng hằng ngày. Họ liên tục theo dõi các tình nguyện viên trong suốt 84 ngày để xác định khi nào thói quen mới được hình thành ở từng cá nhân. Thói quen mới được hình thành khi nó tự động diễn ra, không hề gượng ép hoặc phải do nhắc nhở.

Kết quả là mỗi người có một thời điểm hình thành thói quen mới. Có người cần đến 66 ngày, có người chỉ cần 18 ngày, có người lại chẳng bao giờ hình thành thói quen được. Kết luận của các nhà nghiên cứu là việc gắn kết quá trình hình thành thói quen với một khung thời gian nhất định là không đúng!

Bergeron còn viết nhiều chuyện nữa có liên quan giữa việc hình thành thói quen với sự thay đổi cách làm việc trong não bộ của con người. Ông đã nêu một câu hỏi: “Điều đáng bàn ở đây là gì?”. Và rốt cuộc, câu trả lời là: Điều đáng bàn chính là các thói quen cần có thời gian để hình thành vì chúng thực sự làm thay đổi cấu trúc não người. Vì vậy, muốn hình thành được thói quen mới, nhất định chúng ta phải tốn thời gian khổ luyện và nếu chúng ta luôn khát khao mong có được thói quen mới thì nó càng sớm hiện diện.

Từ đó, một lời khuyên dành cho các nhà quản trị là khi muốn hình thành các thói quen tốt cho đội ngũ nhân viên, cần phải dành khoảng thời gian đủ dài để từng cá nhân tự thay đổi cấu trúc não bộ của mình. Không thể đòi hỏi ai cũng có được thói quen mới sau 21 ngày hoặc một tháng.

(Theo DNSG)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319