Thành công từ thị trường nước ngoài, “Có thể học gì từ Walmart, Carrefour, Tesco và Metro”

Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu ví như là “câu thần chú” của 04 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Dẫn đầu là các Công ty, Tập đoàn ở Mỹ. Điển hình là Walmart với lợi nhuận vào khoảng 466.1 tỷ USD trong năm 2012, theo sau đó là Carrefour của Pháp với lợi nhuận 112.6 tỷ USD. Với 96.8 tỷ USD, Tập đoàn Tesco của Anh xếp thứ 3 và Tập đoàn Metro của Đức đứng ở vị trí thứ 4 với lợi nhuận 90.5 tỷ USD. Mỗi khoản lợi nhuận kếch xù đó đã được phát triển một cách nhanh chóng tại những quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh, ở đó các Tập đoàn này đã mở rộng chuỗi cửa hàng của mình một cách rầm rộ. Hẳn sẽ có nhiều điều để học hỏi từ những thành công và thất bại từ  họ.

Một nghiên cứu của Tập đoàn Ebeltoft và McMiila Doolittle đã chứng minh việc các nhà bán lẻ hàng đầu phát triển nhanh nhất ở Châu Phi/ Khu vực trung đông và Mỹ Latinh, ở đó biên độ lợi nhuận ròng cao nhất. Biên độ lợi nhuận ròng cũng xếp hạng cao tại khu vực Nam Mỹ. Theo dữ liệu từ Deloitte, công ty Tư vấn Dự án McMillan Doolittle thì trong khoảng 2010 đến 2015 tăng trưởng tại thị trường nước ngoài của 4 Tập đoàn khổng lồ này đạt mức tăng trưởng kép với tỷ lệ 9.8% cho Walmart, 7.7 cho Carrefour, 10.5 cho Tesco và 7.4% cho Metro. So sánh với mức tăng trưởng trong thị trường nội địa cùng thời điểm là 2.7%, 3.2% cho Carrefour, 5.9% cho Tesco và 1.6% cho Metro. Rõ ràng việc thúc đẩy phát triển tại môi trường mới đang mang lại cho các Tập đoàn này một mức tăng trưởng chung lớn lao.

Walmart đang mở rộng tầm ảnh hưởng sang Chile, Ấn độ và Nam phi. Carrefour sẽ mở thêm những cửa hàng ở Bulgaria, Ấn độ và Iran. Tesco thì mở thêm những cửa hàng ở Ấn độ và Metro sẽ mở thêm ở Ai Cập và Kazakhstan. Những kế hoạch mở rộng đang rất được mong đợi, nhưng đó cũng là những ẩn số và chứa ẩn nhiều rủi ro. Cả Walmart và Carrefour đã rút khỏi thị trường Nga. Thêm vào đó, Walmart đã rút khỏi thị trường Đức và Hàn quốc. Carrefour rời Algeria và Thái Lan; Tesco rời khỏi thị trường Nhật Bản và hiện tại đang trong quá trình rút khỏi thị trường Mỹ; và Mertro đã rời khỏi thị trường Marooc. Không phải mọi con đường “ngoại địa” ngoài đều thành công. Pháp luật các nước sở tại và những hạn chế có thể tạo ra những thách thức không nằm trong dự đoán. Thỉnh thoảng tại những thị trường bùng nổ, các chiến lược chuỗi ứng tốt có thể hoạt động tốt. Những công ty lớn có thể học hỏi được nhiều vấn đề từ điều đó, đôi khi để thích ứng, cần thiết phải thuê một nhà điều hành bản địa, chính những nhà điều hành này mới cá khả năng hiểu rõ sở thích của khách hàn bản xứ và biết cách tạo ra một thị trường như thế nào là phù hợp. Thị hiếu khác nhau đồng nghĩa với việc cần thiết phải thay đổi cách thức sắp xếp, giá cả và hàng hóa trong cửa hàng, hơn là việc công ty sử dụng theo những quy định bởi những người được xem là  “chuyên gia” tại chính địa phương đó vạch ra.

Tập đoàn Ebeltoft đã làm một đề xuất đáng lưu ý tại một Hội thảo Những doanh nghiệp bán lẻ liên bang Mỹ. Nghiên cứu của họ thể hiện việc có nhiều sự tập trung lớn vào các thị trường quốc tế như: Singapore (85%), Bồ Đào Nha (77%), Tây Ban Nha (68%), Đức (60%), UK (55%), Pháp (54%), Hà lan (51%), trong khi những thị trường như Úc (40%), Mỹ (39%), Canada (37%) và Thụy sỹ (29%) có khả năng thâm nhập thấp hơn. Đáng chú ý nhất là Thụy sỹ bị chi phối bởi phần lớn các công ty nội địa, Migros Store, trong khi Singapore thì phần lớn bị chi phối bởi các cửa hàng của nước ngoài. Quy mô và khoảng cách (độ thuận lợi) của các thị trường nội địa chính là nhân tố cuốn hút tăng trưởng của các thị trường quốc tế vào đầu tư. Canada là một minh chứng rõ nét. Trong giai đoạn đầu phát triển chậm chạp, Canada bây giờ tiến sang thị trường Mỹ, trong số đó được dẫn đầu bởi Target và Chigo’. Trong khi việc mở rộng thị trường quốc tế đã phát triển nhanh hơn cách đây vài năm, Ebeltoft lưu ý việc những nhà bán lẻ hướng tới việc thâm nhập những thị trường tương tự, khi họ muốn mở rộng thị trường sang nước ngoài. Nó sẽ dễ dàng hơn cho việc mở rộng như từ ở Anh sang Mỹ bởi vì họ không bị bất đồng về mặt ngôn ngữ. Tuy nhiên, với mức độ rủi ro ngày càng cao hơn, nhiều nhà bán lẻ đang xem xét tới việc thâm nhập những thị trường mới nổi ngay lập tức để có được cơ hội thiết lập những cửa hàng tại các địa điểm tốt trước khi các đối thủ cạnh tranh thâm nhập.

Dưới đây là một vài đề xuất cho việc mở rộng thành công sang thị trường ngoài nước:

  • Phải có một lý do rõ ràng cho việc thâm nhập thị trường mới. Ví dụ, cho dù là Sephora hay IKEA, mọi khách hàng đều phải biết chính xác thương hiệu đó là gì và tại sao họ đến với thị trường này.
  • Lắng nghe khách hàng và linh hoạt thay đổi, bởi lẽ mỗi thị trường đều có đặc tính địa phương.
  • Xem xét việc thử tìm kiếm một nhà điều hành bản xứ. Lợi ích có được từ chính những kiến thức và tài năng của người đó.
  • Tôn trọng văn hóa địa phương và thích nghi với những phong tục đó.
  • Xác định rõ các vị trí chiến lược. Làm nhiều nghiên cứu trước khi đưa ra vị trí chiến lược.
  • Đầu tư cho vấn đề tiếp thị một cách phù hợp và xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc.
  • Phát triển mạnh những nhà điều hành bản xứ, để họ có quyền tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề xảy ra bên trong thị trường của họ.
  • Xác định những mối cạnh tranh tại thị trường đó chính là những cạnh tranh nghiêm trọng.

Việc mở rộng thị trường nước ngoài là một rủi ro cao nhưng mang lại một miếng bánh lớn, và cho những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới thì đó là một việc cần thiết cần phải làm để tăng trưởng. Thỉnh thoảng đó là những sai lầm nhưng thường thị họ làm đúng nhiều hơn.

(Theo Forbes)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC KINH DOANH - CCO

(CHIEF CUSTOMER OFFICER)

Với nhận thức sâu sắc về những thay đổi của ngành quản trị bán hàng tại Việt Nam và trên thế giới, các chuyên gia của PACE đã nghiên cứu và biên soạn Chương trình đào tạo Giám đốc Kinh doanh (CCO). Chương trình đặc biệt này được triển khai nhằm góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377