Tư duy ngoài tòa nhà

Tư duy “ngoài chiếc hộp” là một cách nói ẩn dụ khá phổ biến để diễn đạt sự sáng tạo. Tuy nhiên, trước những khó khăn mang tính hệ thống trong thời gian qua như khủng hoảng tài chính, cải cách hệ thống y tế, thay đổi khí hậu…, “chiếc hộp” ấy tỏ ra quá nhỏ bé. Những giải pháp đột phá vĩ đại nhất trong tương lai sẽ xuất phát từ nhà lãnh đạo nào có lối tư duy “ngoài tòa nhà” vốn được xây nên từ những “chiếc hộp” kia.

Tư duy "trong tòa nhà" cũng giống như một tòa nhà có cấu trúc cản trở tính sáng tạo. Một nhà tư duy "trong tòa nhà" dù có cách tân đến mấy cũng không thoát khỏi suy nghĩ xem cấu trúc tổ chức và ngành là những thứ hiển nhiên phải có. Cụ thể, điều khiến họ quan tâm nhất là những đối thủ cạnh tranh quen thuộc trong các thị trường quen thuộc. Và, họ chú trọng sử dụng những năng lực hiện có thay vì xây dựng giải pháp mới cho các khó khăn phát sinh.

Trái lại, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt ở một người dù mới suy nghĩ "ngoài tòa nhà" một chút thôi. Nhiều công ty về công nghệ bố trí nhân viên kỹ thuật ở khâu tiếp xúc khách hàng để rút ngắn thời gian phản hồi đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển, cải tiến sản phẩm. Ngân hàng Santander ở Brazil thu hút nhân tài bằng cách nhấn mạnh tốc độ giảm tỷ lệ tội phạm ở khu vực lân cận ngân hàng.

Nhân viên bán hàng của công ty sản xuất đồ điện tử Omron (Nhật), tìm cơ hội phát triển sản phẩm thông qua những khó khăn chưa được giải quyết của khách hàng, họ hỏi hàng loạt câu hỏi và quan sát xem vấn đề thực sự nằm ở đâu. IBM đào tạo nhà lãnh đạo tương lai cho thế giới bằng nhiều chương trình ngoài lớp học, chẳng hạn như họ sẽ gửi các nhóm này đến những quốc gia xa lạ để trải nghiệm khó khăn ở đó.

Để nâng cao tính sáng tạo ở P&G, cựu CEO A.G. Lafley đã tư duy "ngoài tòa nhà" rất hiệu quả. Ông dựa theo khái niệm của Peter Drucker về "thế giới bên ngoài đầy ý nghĩa", gửi nhân viên đến sống trong nhà của khách hàng để xác định nhu cầu của họ. Ông khuyến khích quá trình sáng tạo mở, tìm kiếm ý tưởng từ khắp nơi chứ không chỉ từ phòng thí nghiệm của công ty. CEO mới Robert McDonald thậm chí còn hướng ra "ngoài tòa nhà" nhiều hơn.

tu-duy-ngoai-toa-nha

Không chỉ tư duy "ngoài cái hộp", phải tư duy "ngoài tòa nhà"

Nâng cao lối tư duy này thêm một mức để giải quyết một số vấn nạn xã hội quan trọng như cải cách hệ thống y tế và giáo dục vốn bị đình đốn trong thời gian qua bởi cơ quan chuyên trách và bởi các "tòa nhà" của chúng. Y tế không chỉ là bệnh viện cũng như giáo dục không chỉ là trường học. Muốn phát triển hơn thì phải thay đổi và "tái phát minh" không chỉ sản phẩm hay dịch vụ, không chỉ tổ chức hay ngành nghề mà là cả hệ thống liên kết chồng chéo với nhau. Nhà lãnh đạo phải tư duy "ngoài tòa nhà" nhiều hơn nữa để đánh giá lại đâu là khu vực lân cận, hệ sinh thái, chuỗi giá trị hay cộng đồng.

Lấy ví dụ, một hệ thống gắn kết hiệu quả với nhau có thể thay đổi cuộc sống ngoài, cũng như trong khuôn viên trường học và tăng hiệu quả giáo dục, mà điển hình là Harlem Children's Zone, một hệ thống được xây dựng bởi các tổ chức phi lợi nhuận ở New York. Hệ thống này đã thể hiện những bước phát triển vượt bậc về hiệu quả giáo dục và số lượt học sinh vào đại học. Đây là nơi dành cho trẻ em thuộc những gia đình có thu nhập thấp mà trước đây vì hoàn cảnh phải nghỉ học.

Hoặc, bạn có thể tham khảo một số ví dụ về lối tư duy "ngoài tòa nhà" trong lĩnh vực y tế như: chuyển giao những phần việc của bệnh viện cho phòng mạch tư, phòng khám gia đình và các nhóm chuyên viên điều dưỡng. Huy động y tá để giám sát quá trình tầm soát hay chủng ngừa. Trường công đóng vai trò như các trung tâm trực tiếp phòng ngừa và giám sát. Phòng khám di động trong tòa cao ốc văn phòng hay trung tâm thương mại. Hệ thống công nghệ sử dụng dữ liệu nhanh chóng xác định các nguy cơ nhiễm bệnh. Dịch vụ tình nguyện chăm sóc người già tại nhà trong khu dân cư. Phối hợp giữa Cơ quan y tế và Cơ quan công viên cây xanh. Cùng nhau, các mô hình trên góp phân nâng cao sức khỏe và giảm chi phí y tế.

Quá trình "tái phát minh" như trên cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Các công ty lớn ngày càng ý thức vấn đề bảo vệ môi trường, ví dụ như "sáng tạo vì sinh thái" (ecomagination) của GE, "vì một hành tinh thông minh hơn" của IBM (a smarter planet) hay "hệ thống điện thông minh" (smart grid) của Cisco. Nhờ những sáng kiến đó mà các tổ chức dần lột xác, đồng thời, họ cũng cử nhiều nhân viên đi ra "ngoài tòa nhà" tìm kiếm ý tưởng mới.

Để thúc đẩy sáng tạo và chuyển đổi, các nhà lãnh đạo cần tập trung vào tác động chứ không phải những yếu tố đầu vào. Họ cần xác định các vấn đề tồn đọng, xác định hậu quả ảnh hưởng đến hệ thống trên diện rộng và quyết định mối liên kết nào cần củng cố hay khoảng trống nào cần được lấp đầy. Tuy nhiên, để có thể thực hiện những việc trên một cách hiệu quả, họ cần phải nhảy ra khỏi "chiếc hộp" và sau đó là rời khỏi "tòa nhà".

(ST)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT - CPO

(CHIEF PRODUCTION OFFICER)

Với mong muốn giúp doanh giới Việt Nam dễ dàng đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới vào doanh nghiệp (bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ), Trường Doanh nhân PACE đã nghiên cứu, thiết kế và triển khai Chương trình đào tạo Giám đốc Sản xuất Chuyên nghiệp (CPO). Sứ mạng của chương trình là nhằm “góp phần xây dựng và phát triển một lực lượng quản trị sản xuất / quản trị nhà máy chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375