10 Cách xây dựng phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Để điều hành đội ngũ nhân sự đầy tiềm năng, giám đốc nhân sự cần phải làm nhiều hơn ngoài việc chỉ hướng dẫn, đào tạo và phân chia công việc. Một người làm nghề nhân sự hiệu quả là người phải nhận ra điểm mạnh, nét riêng biệt độc đáo của từng nhân viên để có thể tối ưu hóa tất cả “tiềm năng” ấy. Đây không hẳn là nhiệm vụ khó khăn, chỉ cần biết chú ý và bổ sung những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ quản lý, đội ngũ dự án, đội ngũ bán hàng,... Nếu làm được như vậy, kết quả thu được rất nhiều: năng suất lao động tăng, hiệu suất được cải thiện và đặc biệt sẽ giữ chân được nhân viên giỏi.

Theo kết quả nghiên cứu State of the American Workplace của tổ chức Gallup cho thấy việc tập trung vào thế mạnh của nhân viên sẽ giúp họ làm việc tích cực hơn, đồng thời cải thiện những thiếu xót.

Khi nhân viên nhận thức được ưu điểm, họ sẽ tự động làm việc năng suất cao hơn 7,8% và nếu một đội ngũ nhận thức điểm mạnh của họ thì năng suất cả nhóm sẽ cao hơn 12,5%.

Phát triển đội ngũ được định nghĩa là quá trình tăng cường và nâng cao năng lực của một nhóm người làm việc cùng nhau trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Điều này thường được thực hiện bằng cách tập trung vào việc xây dựng kỹ năng, kiến thức và sự hợp tác giữa các thành viên trong đội ngũ.

1. Đặt tên cho điểm mạnh

Người làm nghề nhân sự đừng nghĩ rằng bất kỳ ai cũng biết ưu điểm – khuyết điểm chính họ. Vì thế cách tốt nhất chính là tạo những buổi gặp gỡ, họp mặt các thành viên trong công ty hay trong bộ phận để cùng nhau thảo luận nhiều chủ đề. Khi mọi người hiểu rõ năng lực, điểm mạnh của nhau từ đó hãy đặt tên mỗi điểm mạnh đó. Sau đó hãy quan sát, đánh giá điểm mạnh này có thể áp dụng như thế nào trong từng công việc, từng nhiệm vụ.

2. Áp dụng các điểm mạnh cá nhân vào mục đích chung

Việc giúp nhân viên hiểu được thế mạnh của nhau trong tổ chức, việc làm này không chỉ xây dựng hình ảnh mạnh mẽ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mà còn nâng cao khả năng nghiệp vụ từng cá thể.

Với từng dự án hay nhiệm vụ phân công, giám đốc hay quản lý nhân sự nên bàn bạc cùng giám đốc bộ phận để có thể sắp xếp cũng như bố trí từng vị trí phù hợp với từng nhân tố nhằm tận dụng tối đa năng lực của cá thể.

 

 

3. Phân chia công việc dựa trên điểm mạnh

Nhận ra và sử dụng tối đa những điểm mạnh của từng thành viên trong đội ngũ, ngoài việc đưa nhân viên những công việc phù hợp cũng nên tạo điều kiện để họ cải thiện điểm yếu. Phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của mỗi người sẽ tạo động lực và sự tự tin, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc.

4. Kết hợp điểm mạnh vào các mối quan hệ

Xây dựng các mối quan hệ làm việc dựa trên những điểm mạnh của từng thành viên. Khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các thành viên trong đội ngũ, từ đó tạo ra một môi trường làm việc đầy đủ sự đa dạng và sáng tạo, giúp nhân viên có thể tối ưu năng lực cả trong lẫn ngoài phạm vi doanh nghiệp.

5. Phát triển điểm mạnh theo vai trò và kỳ vọng nhân viên

Trong trường hợp tốt nhất, việc phát triển điểm mạnh của từng nhân viên nên đi theo với mong muốn và quá trình hoàn thiện bản thân họ. Nhưng đôi khi mọi thứ còn phải dựa trên hiệu suất và lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy giám đốc nhân sự hãy đảm bảo trên tinh thần vẫn tôn trọng, nuôi dưỡng, hướng dẫn nhân viên tập trung vào thế mạnh của mình, khéo léo đan cài những cơ hội để họ bức phá, thoát khỏi hình ảnh an toàn phù hợp với con người họ. Điều này giúp doanh nghiệp sẽ sở hữu thêm nhân tố tiềm năng tinh nhuệ.

6. Đào tạo sức mạnh

Doanh nghiệp nên đầu tư các khóa học giúp nhân viên trau dồi kỹ năng cũng như tối ưu hóa sức mạnh làm việc. Người làm nhân sự giống như chiếc “cầu nối” giữa nhân viên và doanh nghiệp để hỗ trợ, giải đáp cũng như giải quyết những vấn đề nếu có.

7. Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên

Nếu có công việc hay cơ hội hãy để nhân viên thử sức đúng sở trường và năng lực của họ, để nhân viên phát triển cá nhân và nâng cao kỹ năng. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp đào tạo chuyên môn, hỗ trợ tham gia các khóa học, hoặc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các dự án mới và nhận thêm trách nhiệm. Sự khuyến khích này giúp nhân viên tích cực khai phá tiềm lực của họ,

8. Xây dựng môi trường tích cực

Tạo ra một môi trường làm việc khích lệ, lạc quan và tích cực. Khuyến khích sự tương tác, trao đổi ý kiến và gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ. Điều này giúp tạo ra một không gian làm việc năng động, sáng tạo và động lực.

9. Xem xét “đào tạo chéo”

“Đào tạo chéo” bằng việc kết hợp giữa nhân viên mạnh với nhân viên đang cải thiện trong phạm vi bộ phận tương ứng. Việc “đào tạo” tưởng đơn giản nhưng lại đem về kết quả rất tốt bởi không tốn nhiều chi phí, thời gian mà còn tăng cường sự đoàn kết, giao tiếp và dễ dàng chia sẻ những yếu điểm để cùng nhau tốt hơn.

10. Trao quyền

Giám đốc nhân sự hãy để nhân viên tự quyết định, tự trách nhiệm khi áp dụng điểm mạnh vào công việc. Họ sẽ chủ động và kiểm soát tốt hơn khi nhận sự tin tưởng của doanh nghiệp để thực hiện công việc ấy. Đừng ép buộc mà hãy phát triển sức mạnh nhân viên bằng sự tin tưởng và động lực. Nếu người nhân viên không có yếu tố này thì họ không có giá trị để đầu tư.

Bên cạnh đó, còn khá nhiều những lợi ích khác để phát triên năng lực của nhân viên nói riêng. Nhưng với kết quả nghiên cứu tổ chức Gallup sẽ giúp người làm nghề nhân sự nói chung hay giám đốc nhân sự nói riêng hình dung rõ hơn cách thức cũng như tự bổ sung kiến thức trong công tác quản lý và điều hành nhân sự cho doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào khác.

Theo Shrm.org

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Chief Human Resources Officer (CHRO)

Góp phần xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự
và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam
 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về khóa học Giám đốc Nhân sự

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 366