4 CÁCH THOÁT KHỎI THẾ LƯỠNG NAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Làm sao thực hiện đạo đức trong kinh doanh nếu doanh nghiệp của bạn đang bị đặt trong một bối cảnh xã hội phức tạp?

Tiến sĩ Mary C. Gentile - người sáng tạo nên chương trình Giving Voice to Values (chương trình cung cấp các cách tiếp cận đổi mới về thuyết lãnh đạo theo giá trị) đã làm việc với nhiều tổ chức trên khắp thế giới để tư vấn xây dựng các giá trị đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp. Nhưng có một vấn đề tréo ngoe cô thường gặp là, rõ ràng những thành viên trong tổ chức ý thức được đâu là việc phi đạo đức và không nên làm, nhưng dưới áp lực của môi trường cạnh tranh phức tạp, của những người sếp và đồng nghiệp, hoặc yêu cầu từ khách hàng, họ cho rằng khó có thể làm khác đi.

Thứ nhất, điều quan trọng bậc nhất là phải thấu hiểu được bối cảnh của doanh nghiệp. Ví dụ, điều những doanh nhân ở Ấn Độ tôi tham gia tư vấn cần là tôi phải chứng minh được tôi thực sự thấu hiểu những áp lực họ phải đối mặt hằng ngày.

Và những đối tác khác của tôi cũng vậy- đặc biệt là ở các khu vực của châu Á – có một sự nhận thức mạnh mẽ về sự tôn trọng quyền lực.

Nếu không hiểu được điều này, mọi cuộc bàn luận về giá trị đạo đức nơi làm việc đều sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí không khéo sẽ có vẻ đạo đức giả.

Tuy nhiên, bên cạnh nhận thức được bối cảnh, chúng ta cũng phải hiểu rằng những người trong cuộc, những cá nhân trong tổ chức đó không nhất thiết phải tham gia vào những trò như dùng tiền hối lộ, hoặc che giấu sự lo lắng của họ.

Thứ hai, thay vì bắt đầu ngay với lời đề nghị: "Đây là những giá trị mà công ty bạn nên có", nên bắt đầu bằng "Tôi biết tổ chức của bạn đã có những giá trị này và tôi muốn hỗ trợ bạn thực thi đưa chúng vào hiện thực”.

Nói cách khác, bắt đầu bằng sự tôn trọng và thu hút những khát vọng của họ.

Một số doanh nhân ở Delhi mà tôi làm việc cùng cũng không hài lòng khi phải đối mặt với những sự việc tiêu cực như vậy, nhưng bằng cách để họ chấp nhận rằng đó là thực tế đang diễn ra, và nói về những mong muốn của họ để giải quyết việc này. Hãy cho họ thời gian để tự suy ngẫm.

Thứ ba, khi thảo luận, tạo một khoảng cách nhất định với các vấn đề tiêu cực.

Đừng hỏi nhân viên kiểu như “Bạn sẽ xử lý như thế nào?”. Thay vào đó, hãy chia sẻ một trường hợp cụ thể nào đó và hỏi họ, “Nếu bạn là nhân vật chính trong câu chuyện này, người sẽ quyết định xem cái gì “đúng” và muốn thực hiện chúng, thì bạn sẽ làm như thế nào?”

Điều này sẽ giúp họ thoải mái thoát khỏi cảm giác phải hợp lý hóa hoặc phản ứng phòng thủ. Một khi họ “đóng vai” và lên kế hoạch hành động cho nhân vật chính, họ sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn trong suy nghĩ rằng họ nên làm gì.

Thứ tư, sử dụng các ví dụ thực tế của những người đã từng thực hiện hành động có đạo đức ở chính nơi làm việc.

Họ cần tin rằng điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra và bắt đầu cảm thấy tự hào về chúng.

Trong chương trình làm việc với các doanh nghiệp Ấn Độ, khi chúng tôi đưa ra những ví dụ như thế này sẽ tạo ra một cảm giác cạnh tranh lành mạnh rằng “Nếu cậu ta có thể làm như thế, thì mình cũng làm được!”

Cuối cùng, điều quan trọng là phải làm rõ những hành động cụ thể sẽ như thế nào. Đó có thể là một bản thông báo, bài nghiên cứu, thông tin bổ sung cho cuộc thảo luận… hoặc có thể là cố gắng tìm ra một người chịu trách nhiệm chính cho việc ra quyết định, người thực sự lắng nghe và cố gắng tiếp cận người đó như một cách để gây ảnh hưởng đến người trọng tài cuối cùng của trận đấu.

Những điều này có thể giúp nhân viên khéo léo hơn trong việc tranh luận và điều chỉnh vấn đề về đạo đức trong doanh nghiệp một cách thật sự tôn trọng và chắc chắc rằng những người quản lý hiểu được tất cả những thông tin liên quan và quan điểm của họ, thay vì phải bức xúc bỏ đi khi chưa hiểu rõ.

Không cần nắm đấm hoặc bạo lực ồn ào, luôn có cách khác sáng tạo và hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề, trong khi thừa nhận và tôn trọng thực tế, thường là bao gồm cả việc trân trọng những gì đang có. Cần sự kiên nhẫn, thấu hiểu để thay đổi hệ thống cũ, đồng thời đừng chối bỏ trách nhiệm và tiềm năng của từng cá nhân.

Trong mọi tình huống cần thực hiện theo những nguyên tắc đạo đức - ở mọi nơi - đây là lúc ngừng cho rằng can đảm đạo đức chỉ thực hiện khi được yêu cầu. Đó chính là một thành tố năng lực mọi tổ chức nên có- đó là một năng lực quan trọng bậc nhất để thành công.

Nguồn: HBR.org

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 374