5 LÝ DO KHIẾN CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO THẤT BẠI

Lãnh đạo thật sự là “bài toán khó”. Trong thế giới biến động ngày nay, vai trò của nhà lãnh đạo và thực thi chưa bao giờ quan trọng như bây giờ. Trong bối cảnh ấy, “hội chứng kẻ giả mạo” (Imposter syndrome) có thể xuất hiện, khiến nhà lãnh đạo nghi hoặc về bản thân.

Lãnh đạo là một môn khoa học nhưng phải pha lẫn rất nhiều tính chất nghệ thuật. Nhắc đến lãnh đạo, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một danh sách kỹ năng dài mà họ cần trang bị như tầm nhìn, phong cách giao tiếp, sự đồng cảm, khả năng lắng nghe, phong cách lãnh đạo, cái tôi,… Những sự kết hợp này khiến các hành trình của mỗi lãnh đạo trở nên độc nhất. Do đó, khi bạn thấy một nhà lãnh đạo thành công, thì đồng nghĩa hàng chục nhà lãnh đạo khác đã thất bại.

 “Hội chứng kẻ giả mạo” (Imposter syndrome) có thể xuất hiện, khiến nhà lãnh đạo nghi hoặc về bản thân

Nhiều nghiên cứu đã đi sâu vào lý do các nhà lãnh đạo thất bại, nhưng các kết quả hầu như rất phức tạp. Vậy điều gì đang thực sự diễn ra với các nhà lãnh đạo?

Kerry Siggins – CEO của StoneAge với 15 năm kinh nghiệm lãnh đạo, đã quan sát rất nhiều trường hợp của các nhà lãnh đạo thành công lẫn thất bại. Bằng kinh nghiệm của mình, cô đã chia sẻ các lý do dẫn đến thất bại của nhiều nhà lãnh đạo. 

 1. Thiếu năng lực lãnh đạo bản thân 

Sau nhiều năm tốt nghiệp, Kerry dường như mất phương hướng của bản thân. Cô không biết mình muốn làm gì, vô định và đưa ra những quyết định sai lầm. Cô đã cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Nhưng câu trả lời cô nhận được là “Không”. Bởi vì, Kerry phải có trách nhiệm với những gì cô làm, chứ không phải dựa dẫm vào sự dẫn dắt của ai đó.

Vào thời điểm ấy, Kerry sẵn sàng từ bỏ quyền lực để được người khác dẫn dắt vì cô luôn nghi hoặc về bản thân, về những quyết định của mình. 

Có thể nói, một trong những lý do chính khiến nhà lãnh đạo thất bại chính là thiếu năng lực lãnh đạo bản thân, thiếu động lực, sự đồng cảm và trách nhiệm với tư cách ở cấp lãnh đạo. Đôi khi làm việc quá sức và không chăm sóc bản thân cũng khiến các nhà lãnh đạo trở nên cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng.

Lãnh đạo bản thân nghĩa là bạn phải làm chủ mọi thứ bạn làm, mọi quyết định, mọi lời nói và kể cả các mối quan hệ xung quanh. Đó là sự thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và sử dụng nó để thúc đẩy bản thân, đội ngũ và tổ chức.

2. Biến tự tin thành kiêu ngạo 

Các nhà lãnh đạo có xu hướng chứng tỏ bản thân khi được thăng chức hoặc được tuyển dụng vào một vị trí cao. Áp lực phải tạo ra kết quả luôn ám ảnh các lãnh đạo. Và thật không may, nhiều người trong số họ đã đối phó với áp lực bằng cách tạo ra những quyết định đơn phương, không đặt câu hỏi và đánh giá thấp tác động của chúng với tổ chức. 

Họ quên rằng trách nhiệm của họ là phục vụ người khác. Nhiều nhà lãnh đạo quá tự tin đến nổi nghĩ rằng bản thân biết tất cả và phớt lờ ý kiến của người khác. Họ nghĩ rằng bản thân tài năng hơn các nhân viên cấp dưới - những người đang tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo giỏi họ cần có khả năng lắng nghe, đặt câu hỏi, ghi nhận đóng góp của đội ngũ. Từ đó, nhà lãnh đạo sẽ đạt được sự tôn trọng, niềm tin và sự tín nhiệm.

 3. Không có khả năng xây dựng đội ngũ

Một trong những nhiệm vụ thiết yếu của nhà lãnh đạo là xây dựng một đội ngũ vững mạnh. Để làm được điều này, trước tiên nhà lãnh đạo cần hiểu về văn hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng phải đưa ra tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, tạo ra mục tiêu gắn kết đội ngũ để hiện thực hóa kế hoạch. Họ phải thuê đúng người và sa thải đúng người, duy trì trách nhiệm của nhân viên, phát triển họ, thấu hiểu họ, đặt ra các quy tắc và nguyên tắc cho đội nhóm. Hầu như các nhà lãnh đạo đều nói rằng không có thời gian cho các hoạt động này, nhưng trong thực tế đây là phần quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.

4. Không chú trọng chi tiết

Nếu các nhà lãnh đạo không quan tâm đến các chi tiết, mọi kế hoạch có thể đổ vỡ. Việc chú ý đến chi tiết chứng tỏ bạn luôn quan tâm đến những hướng đi đúng đắn. Điều này sẽ thúc đẩy các quyết định chiến lược và giữ cho các ý tưởng đi đúng hướng. Nó cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc sai lầm và nâng cao uy tín của bạn.

5. Giao tiếp kém hiệu quả

Nhà lãnh đạo sẽ thất bại khi lời nói của họ không minh bạch, không thể hiện được tầm nhìn, định hướng và liên tục chia sẻ thông tin.

Sự thiếu minh bạch khiến nhân viên sợ hãi. Sự không chia sẻ về những lý do, chính sách mới, định hướng mới sẽ khiến nhân viên bắt đầu đặt câu hỏi ban lãnh đạo đang làm gì, liệu họ có đang làm đúng hay không. Điều này sẽ nhanh chóng làm mất lòng tin trong tổ chức và nhân viên sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và không còn đóng vai trò quan trọng tại nơi họ đang cống hiến.

Nguồn: Entrepreneur.com

 

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 374