Quản lý năng suất, chất lượng, chi phí

Thật ra, trong quản lý, nên tập trung định hướng vào 1 trong 3 yếu tố trên, và dù với định hướng nào cũng sẽ đều đạt được kết quả với cả 3. Vì muốn đạt kết quả tốt ở mặt này, thì đều phải có các giải pháp liên quan đến 2 mặt kia. Ở đây tùy thuộc vào việc hiểu 3 khái niệm này như thế nào.

Thế nào là năng suất? Năng suất cần được xem xét đến tính hiệu quả. Ví dụ nếu nói rằng năng suất là sản lượng làm ra trên một đơn vị thời gian (năng suất lao động) thì cần phải xem xét đến giá trị của thời gian thực hiện này. Công của người thợ bậc 7 sẽ khác với công của người thợ bậc 4, do đó hiểu như thế sẽ không được chính xác, vì vậy cần được hiểu đúng về năng suất. Như vậy, trong quản lý năng suất, cần lưu ý đến các lãng phí xảy ra trong quá trình, từ đó sẽ có những phương thức quản lý tốt hơn, nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua quản lý năng suất.

Và thế nào là chất lượng? Ở đây xin không bàn đến các định nghĩa về chất lượng, mà chỉ xin nói đến những suy nghĩ về chất lượng của một số doanh nghiệp. Theo đó, chất lượng được hiểu là làm sao đem đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng, còn những sản phẩm lỗi phải loại bỏ, những lãng phí do tái chế trong quá trình sản xuất thì không được quan tâm quản lý.

Xin đưa ra một ví dụ, rất phổ biến trong ngành nhựa hiện nay, nếu đến một doanh nghiệp nhựa hỏi tỷ lệ sản phẩm lỗi là bao nhiêu %, thì sẽ nhận được một con số rất ấn tượng, dưới 1%, nhưng thật ra là bao nhiêu? Phải khoảng 20 - 30%. Tại sao lại có sự sai biệt lớn như thế? Vì doanh nghiệp không đưa những số liệu về số sản phẩm lỗi được tái chế, tỷ lệ lượng dư gia công cao hơn định mức vào. Trong quản lý, đây cũng phải được tính là tỷ lệ mất chất lượng, chứ đâu thể chỉ lấy số lượng sản phẩm đầu ra so với tổng nguyên liệu đầu vào? Nhờ vậy chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng sản xuất và từ đó giảm chi phí.

Từ ví dụ này, chúng ta lại thấy xuất hiện khái niệm về năng suất. Năng suất, chất lượng và chi phí có mối quan hệ chặt chẽ, quản lý chất lượng tốt, dẫn đến năng suất cao, và chi phí giảm.

Và cũng từ 2 khái niệm về năng suất và chất lượng trên, việc quản lý chi phí đã được định hướng rõ rệt, bằng giải pháp đi tìm các lãng phí trong quá trình sản xuất: những phế phẩm, phế liệu, những thao tác thừa, những di chuyển không phù hợp … để có biện pháp loại trừ chúng, từ đó chi phí được tiết giảm, chất lượng hệ thống cũng sẽ được quản lý tốt hơn, và thế là năng suất cũng gia tăng theo đó.

(Trường PACE)

Chương trình đào tạo

CPO - GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
CPO - Chief Production Officer

Đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới
vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).

Hiểu biết sâu rộng về TQM; R&D; SCM; HSSE và mọi khía cạnh Quản trị Sản xuất của CPO toàn diện.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377