6 NĂNG LỰC TRỌNG YẾU CỦA GIÁM ĐỐC KINH DOANH (CCO)

Thật vậy, bởi vai trò của CCO (Giám đốc kinh doanh) chính là quản lý và điều phối mọi công việc và toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược kinh doanh của công ty, và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc / Giám đốc Điều hành / Giám đốc Công ty (CEO).

Vai trò này đòi hỏi sự tập trung cao độ của CCO, không chỉ làm những công việc như là lãnh đạo những nhân viên chào hàng, mà họ còn là đại diện của công ty đối với khách hàng và thị trường.

1. Hoạch định chiến lược kinh doanh

CCO cần làm rõ với Ban Giám đốc Điều hành về chiến lược, gọi nôm na là “bản đồ doanh thu”. Nhiều yếu tố như sản phẩm mới, giá cả, chi phí và nhu cầu thị trường có thể ảnh hưởng đến chiến lược, và trách nhiệm của CCO là phải đáp ứng những thách thức này.

2. Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng

Trách nhiệm tối cao về bán hàng trong một tổ chức sẽ do CCO nắm giữ. CCO sẽ cần phải liên tục nắm rõ & đánh giá được doanh số bán hàng đang như thế nào theo từng thời điểm và đối chiếu được số liệu so với cùng kỳ năm trước. Nếu doanh số bán hàng thực hiện tốt CCO sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

3. Quản lý “con người sales” & đội ngũ sales

Một đội ngũ bán hàng tốt cần được động viên tốt để đạt được mục tiêu bán hàng. Ngoài ra CCO sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo sự phát triển chuyên môn của từng nhân viên kinh doanh theo hướng dẫn của mình, có nghĩa là thực hiện đào tạo và phát triển thường xuyên cho nhân viên và tiến hành đánh giá nhân viên để đội ngũ đạt được mục tiêu chung

4. Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh

Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, việc thiết lập và xây dựng các mối quan hệ trong kinh doanh là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả, một yếu tố quan trọng tối cần thiết để doanh nghiệp tồn tại. Một doanh nghiệp thành công, một CCO hiệu quả phải luôn có tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng hệ thống phân phối và phát triển các mối quan hệ rộng khắp và khả năng giao tiếp tốt khi tìm kiếm, duy trì, phát triển các mối quan hệ đó.

5. Đàm phán

Là CCO, đàm phán có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất. CCO chịu trách nhiệm đàm phán với một loạt các bên liên quan bao gồm khách hàng, nhân viên, các giám đốc và nhà cung cấp khác.

6. Quản trị sự thay đổi

Trong môi trường thị trường luôn thay đổi, CCO sẽ phải thấy trước bất kỳ thay đổi nào trong cảnh quan và thực hiện quản lý chiến lược để giúp công ty thích ứng những thay đổi đó.

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Chief Customer Officer (CCO)

Góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về Khóa học Giám đốc Kinh Doanh.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377