Teamwork là gì? Đặc điểm, vai trò & cải thiện kỹ năng teamwork

Teamwork xảy ra khi mọi người làm việc cùng nhau hướng đến mục tiêu chung, cả trong công việc lẫn cuộc sống. Không dễ để tổ chức một nhóm người nhanh chóng mang lại kết quả kỳ vọng, nhưng nếu không có teamwork sẽ khó để đạt được mục tiêu chung.

Teamwork là gì?

Teamwork là phương pháp làm việc nhóm, tức là làm việc có từ 2 người trở lên để hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được mục tiêu chung. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ cùng tương tác, phối hợp, chia sẻ ý tưởng để đi đến thành công của nhóm. Bằng cách phân chia một nhiệm vụ lớn thành những phần việc nhỏ, mỗi cá nhân có thể làm việc đúng với chuyên môn, thế mạnh của bản thân, đồng thời đảm bảo hướng đến mục tiêu chung của nhóm.

Teamwork đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới, giúp tăng hiệu suất làm việc, đa dạng hóa ý tưởng và tạo sự đoàn kết trong nhóm. Hầu hết các nhà tuyển dụng ngày nay đều yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm ở mỗi ứng viên, bởi tinh thần teamwork cực kỳ quan trọng tại nơi làm việc.

Teamwork là làm việc nhóm, tức là làm việc có từ 2 người trở lên để hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được mục tiêu chung

Đặc điểm của teamwork là gì?

Lý tưởng nhất là các thành viên trong nhóm nên xuất thân từ một nền tảng chung và có một mục tiêu chung để đảm bảo khả năng tương thích tối đa. Các thành viên trong nhóm phải bổ sung và phối hợp chặt chẽ với nhau như một tập thể duy nhất để mang lại hiệu quả tối đa. Có 4 đặc điểm chính trong hoạt động teamwork bao gồm:

  • Tính tương tác: Đặc điểm rõ ràng nhất trong hoạt động teamwork chính là tính tương tác. Bất kỳ thành viên nào cũng phải có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu chung của nhóm.

  • Tính chuyên môn: Trong một nhóm, mỗi người có thế mạnh và chuyên môn khác nhau, họ sẽ bù trừ cho nhau ở những mảng công việc khác nhau.

  • Tính thống nhất: Teamwork đòi hỏi về một đội ngũ thống nhất những mục tiêu, cách làm việc, cách hoạt động,... nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Tính kỷ luật: Chỉ cần một cá nhân không đáp ứng được tính kỷ luật, kết quả hoạt động teamwork có thể bị ảnh hưởng.

Có 4 đặc điểm chính trong hoạt động teamwork

Vai trò quan trọng của teamwork

Teamwork thì không có cái tôi, mỗi cá nhân phải nghĩ đến tập thể của mình trước và lợi ích cá nhân xếp sau. Thành công trong một nhóm tỷ lệ thuận với mối quan hệ giữa các thành viên và nỗ lực tập thể của họ. Lợi ích của làm việc nhóm (teamwork) phải kể đến như:

  1. Thúc đẩy sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau
  2. Đưa ra những quan điểm và phản hồi đa dạng
  3. Hiệu quả, năng suất
  4. Mang đến cơ hội học hỏi lẫn nhau
  5. Thúc đẩy sức mạnh tổng hợp của teamwork

Thúc đẩy sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau

Một môi trường teamwork hiệu quả, lành mạnh sẽ thúc đẩy tình đồng đội và lòng trung thành. Khi mỗi cá nhân có tinh thần đồng đội, điều này sẽ tạo động lực, thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ, trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau.

Mỗi cá nhân sở hữu những kỹ năng, sở trường và chuyên môn khác nhau. Nếu môi trường làm việc không cho họ được bộc lộ về những thế mạnh, điều này sẽ dễ khiến họ mất động lực, không hướng đến mục tiêu chung của đội nhóm. Đặc biệt là khi không có một teamwork hiệu quả, mọi người chỉ tập trung thúc đẩy thành tích cá nhân, cạnh tranh với đồng nghiệp. Khi đó có thể tạo ra một môi trường độc hại và hoạt động không hiệu quả.

Đưa ra những quan điểm và phản hồi đa dạng

Một teamwork hiệu quả là có sự hội tụ đa dạng của những suy nghĩ, quan điểm, phương pháp. Những điều này giúp đội ngũ có thể brainstorm cùng với nhau, đưa ra những cách lý tưởng, sáng tạo để giải quyết vấn đề, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn.

Hiệu quả, năng suất

Khi hoạt động trong một teamwork chất lượng, một chiến lược làm việc rõ ràng, mỗi thành viên sẽ trở nên hiệu quả và năng suất hơn. Điều này cho phép họ chia sẻ khối lượng công việc, giảm áp lực cho mỗi cá nhân, đảm bảo nhiệm vụ hoàn thành đúng thời hạn đặt ra.

Khi nhiều bộ óc sáng tạo hợp sức lại với nhau, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn, đảm bảo mỗi cá nhân luôn thoải mái với nhiệm vụ hiện tại, tăng mức độ hài lòng trong công việc. Điều này ảnh hưởng tích cực tới quyết định gắn bó lâu dài với tổ chức của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

Mang đến cơ hội học hỏi lẫn nhau

Teamwork giúp mỗi cá nhân học hỏi từ những thế mạnh hay sai lầm của nhau. Nhờ đó tránh được những vấn đề tương tự trong tương lai, nắm được những cách giải quyết từ đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn.

Đồng thời, mỗi cá nhân cũng có thể mở rộng bộ kỹ năng, khám phá ra những ý tưởng mới từ đồng nghiệp, đưa ra những phương pháp hiệu quả hơn với những nhiệm vụ được giao phó. 

Thúc đẩy sức mạnh tổng hợp của teamwork

Teamwork giúp mỗi cá nhân có ý thức cao hơn trong việc hòa nhập, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra một sức mạnh tổng hợp to lớn. Khi mỗi cá nhân nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, họ sẽ cố gắng thúc đẩy, chia sẻ tầm nhìn, giá trị và mục tiêu với đội ngũ. Kết quả là tạo ra một môi trường mà ở đó, mọi người làm việc dựa trên quyền lợi chung, hỗ trợ, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.

Vai trò quan trọng của teamwork

Phân biệt phương pháp teamwork và brainstorming

Phương pháp làm việc teamwork và brainstorming có thể được sử dụng cùng nhau trong quá trình làm việc nhóm để tận dụng tối đa ý tưởng và năng lực của mỗi thành viên.

Các yếu tố

Teamwork

Brainstorming

Định nghĩa

Là quá trình làm việc nhóm, trong đó các thành viên cùng hợp tác và chia sẻ trách nhiệm để đạt được mục tiêu chung.

Là một quá trình sáng tạo nhóm, trong đó các thành viên đóng góp ý tưởng và ý kiến tự do để giải quyết một vấn đề hoặc tìm kiếm giải pháp.

Mục tiêu

Tăng cường hiệu suất làm việc, tăng sự sáng tạo và đạt được kết quả tốt hơn bằng cách kết hợp nỗ lực của mọi người.

Tạo ra một lượng lớn ý tưởng và giải pháp tiềm năng để phân tích, đánh giá và chọn lựa.

Quy trình

Gồm các bước như xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết xung đột và đánh giá kết quả.

Gồm các bước như chuẩn bị, tạo không gian an toàn, sinh hoạt cung cấp ý tưởng, đánh giá, lọc và phân loại ý tưởng.

Tính chất

Liên quan đến quá trình làm việc cùng nhau, chia sẻ trách nhiệm, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu.

Liên quan đến việc tạo ra một không gian không đánh giá và khuyến khích mọi ý tưởng và ý kiến, dù có thể không có sự cộng tác trực tiếp.

Lợi ích

Tăng cường tinh thần đồng đội, tăng khả năng giải quyết vấn đề, tăng hiệu suất làm việc và tạo ra kết quả tốt hơn.

Tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng, khám phá giải pháp sáng tạo, khắc phục hạn chế tư duy và thúc đẩy sự phát triển.

Hạn chế

Cần quản lý tốt và giải quyết xung đột giữa các thành viên, có thể mất thời gian và gặp khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận.

Có thể gặp khó khăn trong việc xử lý và đánh giá các ý tưởng, áp đặt ý tưởng của một số người dẫn đến thiếu tính đa dạng.

Ví dụ

Một nhóm người làm việc cùng nhau để hoàn thành một dự án, chia sẻ trách nhiệm và cùng nhau vượt qua khó khăn.

Một buổi họp nhóm nơi mọi người đóng góp ý tưởng để tạo ra một chiến dịch quảng cáo mới.

Cách cải thiện kỹ năng teamwork

  1. Xác định mục tiêu chung
  2. Nâng cao kỹ năng tổ chức
  3. Có trách nhiệm với công việc
  4. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác
  5. Phân công công việc phù hợp
  6. Biết được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân
  7. Năng lực lãnh đạo của trưởng nhóm

Xác định mục tiêu chung

Mục tiêu cụ thể là động lực tuyệt vời để mỗi thành viên phấn đấu, cải thiện bản thân, hòa nhập tốt hơn trong teamwork. Việc xác định mục tiêu chung là rất quan trọng để hoạt động teamwork hiệu quả, mỗi thành viên có thể định hình, xây dựng kế hoạch làm việc hướng về mục tiêu đó.

Nâng cao kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức khi hoạt động teamwork là rất cần thiết, đặc biệt là trưởng nhóm, kỹ năng này giúp phân công công việc phù hợp với năng lực của mỗi thành viên. Giúp mỗi người hiểu rõ hơn về trách nhiệm và vai trò của mình trong công việc nhóm, tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng giữa các thành viên, đảm bảo việc hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Kỹ năng tổ chức khi hoạt động teamwork giúp phân công công việc phù hợp với năng lực của mỗi thành viên

Có trách nhiệm với công việc

Mỗi thành viên cần có trách nhiệm với công việc của mình khi hoạt động teamwork. Điều này đảm bảo rằng mỗi nhiệm vụ đều được thực hiện một cách hiệu quả, đúng thời hạn và chất lượng, nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm.

Bên cạnh đó, việc cập nhật thường xuyên trạng thái công việc, chia sẻ chúng với nhóm để đảm bảo công việc được thực hiện đồng đều, tránh bỏ sót bất kỳ một đầu việc nào. Mọi thành viên đều cần chịu trách nhiệm và có sự cam kết với mục tiêu chung của nhóm để đạt được thành công.

Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác

Một teamwork hiệu quả là nơi mà các thành viên cảm thấy thoải mái và tự tin khi chia sẻ ý kiến, đóng góp ý tưởng cho nhóm. Việc lắng nghe, tôn trọng ý kiến đối phương là kỹ năng quan trọng cần có cho bất kỳ thành viên nào khi hoạt động teamwork. 

Trong những buổi họp, buổi thảo luận, sẽ có những ý kiến không phù hợp, thậm chí là kỳ quặc với mục tiêu và hướng đi của nhóm, tuy nhiên đừng vội gạt bỏ hay tỏ thái độ chế giễu. Trang bị kỹ năng lắng nghe và có một thái độ tôn trọng sẽ xây dựng được một môi trường làm việc nhóm tích cực, có lợi cho tất cả mọi thành viên

Phân công công việc phù hợp

Trong hoạt động teamwork, phân công công việc sao cho phù hợp và cân đối với mỗi thành viên là rất quan trọng. Điều này đảm bảo mỗi người đều được phân bổ nhiệm vụ phù hợp với năng lực, kinh nghiệm, giúp tăng khả năng hoàn thành công việc. 

Ngoài ra, phân công công việc phù hợp cũng giúp tránh sự chồng chéo và trùng lặp các nhiệm vụ, đồng thời có thể quản lý thời gian và nguồn lực của nhóm một cách hiệu quả. Việc này đòi hỏi người trưởng nhóm phải công bằng và cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây ra việc không hài lòng, tranh cãi giữa các thành viên.

Biết được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân

Việc nắm được điểm mạnh và điểm yếu, cũng như sở trường và sở đoản của mỗi người trong đội ngũ là rất quan trọng khi hoạt động teamwork. Khi biết được thế mạnh và điểm yếu của mỗi thành viên, trưởng nhóm có thể phân công công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của từng người, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng và đạt chất lượng.

Đồng thời, khi các thành viên trong nhóm biết được thế mạnh, nhược điểm của nhau, họ có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc hoàn thành công việc, bổ sung cho nhau những điểm yếu và thiếu sót.

Năng lực lãnh đạo của trưởng nhóm

Năng lực lãnh đạo của trưởng nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động teamwork. Nếu trưởng nhóm có năng lực lãnh đạo tốt, cá nhân đó sẽ đưa ra được những quyết định chính xác, nuôi dưỡng một môi trường làm việc tích cực, đồng thời đội ngũ cũng sẽ cảm thấy tin tưởng, an tâm để làm việc.

Năng lực lãnh đạo của trưởng nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động teamwork

Những kỹ năng cần thiết để hoạt động teamwork hiệu quả

  1. Kỹ năng giao tiếp
  2. Kỹ năng quan sát
  3. Kỹ năng giải quyết xung đột
  4. Kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp luôn là vấn đề cốt lõi và xảy ra thường xuyên khi hoạt động teamwork. Ở bất kỳ một hình thức giao tiếp nào, trực tiếp hay gián tiếp thì mỗi cá nhân cũng cần phải chú ý tới lời nói, truyền đạt rõ ý tưởng, quan điểm của mình. Teamwork đó phải tạo ra được một văn hóa làm việc cởi mở, lành mạnh và là nơi kể những câu chuyện tuyệt vời.

Kỹ năng quan sát

Khi hoạt động teamwork, các thành viên cần phải quan sát và đánh giá tình hình, hiểu được hoàn cảnh và trạng thái của mỗi thành viên trong nhóm. Điều này giúp cho các thành viên có thể kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề, trở ngại trong quá trình làm việc. Nếu một thành viên trong nhóm gặp vấn đề, kỹ năng quan sát giúp cho các thành viên khác có thể nhận ra và đưa ra giải pháp để giúp đỡ. Kỹ năng quan sát còn giúp cho nhóm có thể tối ưu hóa quy trình làm việc và phát triển các chiến lược làm việc hiệu quả hơn.

Kỹ năng giải quyết xung đột

Kỹ năng giải quyết xung đột là rất cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn trong nhóm. Một đội ngũ có cùng chí hướng, biết đặt lợi ích của nhóm lên hàng đầu sẽ luôn tìm mọi cách để hòa giải xung đột, đưa ra những hướng giải quyết vấn đề làm vừa lòng đôi bên. Bên cạnh đó, nếu mỗi thành viên đều trang bị kỹ năng quan trọng này, teamwork đó chắc chắn sẽ là một tập thể tuyệt vời.

Kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng

Đôi khi, các thành viên trong nhóm có thể có ý kiến khác nhau hoặc xảy ra mâu thuẫn về một vấn đề nào đó. Kỹ năng thuyết phục sẽ giúp mỗi người có thể trình bày và giải thích ý kiến của mình một cách rõ ràng, thuyết phục được các thành viên khác đồng ý với ý kiến của mình. Điều này giúp cho nhóm có thể đạt được sự thống nhất và đồng thuận trong công việc, tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, kỹ năng thuyết phục cũng cần được sử dụng một cách có kiểm soát, tránh làm những người khác cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái.

Những kỹ năng cần thiết để hoạt động teamwork hiệu quả

Một số sai lầm khi hoạt động teamwork

  1. Thiếu bản sắc nhóm
  2. Không thể giải quyết xung đột
  3. Tư duy đội ngũ không gắn kết
  4. Trưởng nhóm không có tố chất lãnh đạo

Thiếu bản sắc nhóm

Bản sắc nhóm chính là những mục tiêu, sứ mệnh, sự cam kết. Nếu không có những điều này, mỗi cá nhân trong teamwork sẽ cảm thấy mất phương hướng, thiếu động lực và trách nhiệm hướng đến mục tiêu chung. Khi làm việc trong một môi trường như vậy, những xung đột cũng có thể liên tục xảy ra vì không có những kỷ cương, chính sách cụ thể, điều này làm nhóm đó trở nên rời rạc, hiệu suất làm việc kém và cuối cùng không thể đạt được mục tiêu.

Không thể giải quyết xung đột

Khi hoạt động teamwork, chuyện cãi vã, bất đồng là hết sức bình thường. Chính vì vậy, nếu không thể giải quyết những xung đột này, teamwork sẽ khó có thể ngồi lại cùng nhau để thoải mái đưa ra các ý tưởng, phương pháp. Muốn tạo dựng một môi trường lành mạnh, ý tưởng và quan điểm có thể thoải mái đưa ra mà không xảy ra bất đồng, mỗi cá nhân trong một nhóm đều cần phải có ý thức khi xảy ra xung đột. Đặc biệt, không được vì những xung đột tức thời mà chia bè, kéo phái khiến đội nhóm rời rạc, thiếu niềm tin ở nhau.

Tư duy đội ngũ không gắn kết

Teamwork khi hoạt động mà không thực sự lắng nghe nhau để có thể sửa đổi, cải thiện, điều này khiến tư duy đội ngũ không gắn kết. Những ý tưởng, giải pháp từ mỗi cá nhân sẽ không được đánh giá và áp dụng một cách hiệu quả, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội và giải pháp tốt hơn. Điều này gây mất niềm tin và thất vọng của mỗi thành viên, khiến công việc trở nên rắc rối và dễ xảy ra xung đột.

Trưởng nhóm không có tố chất lãnh đạo

Trong teamwork nên có trưởng nhóm, người này đóng vai trò điều hành và giải quyết những vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, nếu nhóm cứ đùn đẩy và không ai đứng ra chịu trách nhiệm này, rồi chọn đại một thành viên chưa đủ tố chất lãnh đạo, thì chắc chắn sẽ xảy ra những vấn đề phát sinh. Không có tố chất sẽ không tạo ra được tầm ảnh hưởng, không có tầm nhìn, chiến lược hay định hướng cụ thể, phụ thuộc vào các thành viên khác.

Một số sai lầm khi hoạt động teamwork

Phương pháp teamwork hữu ích tại nơi làm việc, từ việc xây dựng niềm tin, khuyến khích những ý tưởng đa dạng, gắn kết đội ngũ với nhau, tạo ra sự giao tiếp rõ ràng, hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, teamwork có thể tạo ra những kết quả nỗ lực mà cá nhân không thể làm được. Để trở thành một phần hữu ích của teamwork, khả năng thích ứng của mỗi cá nhân là rất quan trọng.

Chương trình đào tạo

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
Effective Teamwork Skills

Khóa học "kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả" do PACE đào tạo
giúp học viên nắm nguyên tắc, phương pháp để cải thiện vấn đề và nâng cao hiệu suất đội ngũ.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 361