Trend là gì? Cách bắt trend hiệu quả cho doanh nghiệp

Duy trì sức cạnh tranh và thành công trong một môi trường luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có nhiều nỗ lực để bắt kịp các trend (hay xu hướng) và chuyển hóa nó thành các bước hành động cho chiến lược kinh doanh. Việc bỏ qua xu hướng cũng là được xem bước đi nguy hiểm tạo cơ hội cho đối thủ định hình thị trường theo hướng có lợi riêng họ.

Trend là gì?

Trend trong tiếng Việt có nghĩa là xu hướng, trào lưu. Nó có thể là vấn đề hoặc sự kiện nào đó hợp thời hoặc phổ biến tại một thời điểm nhất định được nhiều người quan tâm, chú ý. Từ việc ăn mặc, nghe nhạc đến cách sống,... mọi thứ đều có thể trở thành trend. “Đu trend” hay “đú trend” là cách nói của giới trẻ khi tham gia, bắt trước trào lưu đang thịnh hành đó. 

Trong Marketingkinh doanh, các trend được xác định rõ ràng và có ý nghĩa chiến lược hơn. Nó được xem là tín hiệu quan trọng giúp doanh nghiệp nhận biết những thay đổi của thị trường, hành vi khách hàng,... để qua đó tận dụng cơ hội và điều chỉnh chiến lược phù hợp với thị hiếu. Hoặc, chính doanh nghiệp cũng có thể tự tạo ra trend phù hợp với tình hình cụ thể và đối tượng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, vòng đời của một trend thường ngắn và nhanh chóng bị thay thế bởi những trào lưu mới.

trend là gì

Nơi trend thường xuất hiện

Trong ba tháng đầu năm 2024, thế giới có khoảng 5,07 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Con số này không chỉ phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng xã hội mà còn cho thấy đây là nơi xuất hiện và lan tỏa của các xu hướng mới, cho phép người dùng nhanh chóng nắm bắt và theo kịp trend.

Tiktok Trend

Được phát triển và ra mắt lần đầu vào năm 2014, Tiktok hay Douyin (cách gọi tại Trung Quốc) đã nhanh chóng chúng nổ và hiện có 1,58 tỷ người dùng trên thế giới. Đây là nền tảng xã hội cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung dưới dạng video ngắn. Trong đó, 88% người cho rằng âm thanh là yếu tố quan trọng mang đến trải nghiệm thú vị cho người xem trên nền tảng này.

Với thuật toán được tinh chỉnh để làm nổi bật nội dung hấp dẫn, ngay cả một đoạn nhạc ngắn cũng có thể trở thành xu hướng trên thế giới chỉ sau một đêm. Những nội dung xu hướng và được nhiều người quan tâm sẽ được Tiktok ưu tiên hiển thị tại trang For You (Dành cho bạn). Ngoài ra, người dùng cũng có thể cập nhật thêm những tin tức mới thông qua Hashtag hoặc tại bảng xếp hạng từ khóa tìm kiếm hot nhất.

Chính từ nguồn sức mạnh của sự sáng tạo và cộng đồng này đã mang đến cơ hội vàng cho các thương hiệu, biến những khoảnh khắc thịnh hành thành những chiến thắng kinh doanh quan trọng. Bằng cách tự tạo ra các nội dung hữu ích hoặc kết hợp với Influencer để thực hiện các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Theo nghiên cứu, khoảng 90% tổng doanh số của một doanh nghiệp đều xuất phát từ Tiktok.

Facebook trend

Facebook với hơn 3 tỷ người dùng toàn cầu, đã trở thành nền tảng mạng xã hội hàng đầu, nơi mọi người có thể kết nối, chia sẻ và nắm bắt các xu hướng mới nhất. Trên nền tảng này, trend thường xuất phát từ các bài viết được chia sẻ rộng rãi, các video lan truyền với tốc độ chóng mặt hoặc những chủ đề nóng đang thu hút hàng triệu lượt tương tác từ cộng đồng.

Tính năng "Hot Topics" trên Facebook được thiết kế để giúp người dùng nhanh chóng nhận diện các xu hướng thịnh hành. Trước đây, tính năng này chủ yếu dựa trên việc tổng hợp các bài viết mà người dùng dừng lại xem lâu và có tương tác cao. Tuy nhiên, Facebook đã cải tiến "Hot Topics" bằng cách chuyển sang việc đánh giá số lượng bài viết liên quan đến cùng một chủ đề, từ đó mang lại cái nhìn toàn diện hơn về những gì đang được quan tâm trên nền tảng này.

Ngoài ra, việc thường xuyên theo dõi các nhóm hoặc trang Fanpage nổi bật cũng giúp người dùng vừa nắm bắt trend nhanh vừa có cơ hội kết nối với những người có cùng sở thích. Để qua đó, tạo nên không gian sôi động và đa dạng về ý tưởng. Đặc biệt là các doanh nghiệp, việc tận dụng trend hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận đang được quan tâm cũng có thể tăng cường sự hiện diện và tương tác với khách hàng một cách tích cực.

Google trend

Google Trend không chỉ là xu hướng trên Google mà nó còn là một công cụ miễn phí của Google giúp người dùng tìm kiếm và cập nhật các thông tin nóng trên toàn cầu hoặc trong một khu vực cụ thể. Bên cạnh các từ khóa, chủ đề hoặc câu hỏi mà người dùng đang tìm kiếm nhiều nhất, Google Trend sẽ cung cấp dữ liệu lịch sử để so sánh xu hướng theo thời gian.

Với các doanh nghiệp và nhà sáng tạo nội dung, Google Trend là công cụ hữu ích để phân tích xu hướng tìm kiếm của người dùng và phát hiện các cơ hội mới, từ đó điều chỉnh chiến lược SEO, quảng cáo sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.  

Youtube trend

YouTube trend là những video hoặc nội dung đang trở nên phổ biến và thu hút nhiều lượt xem, bình luận và chia sẻ trên nền tảng YouTube. Những xu hướng này thường được hiển thị trong phần "Trending" trên YouTube, nơi tổng hợp những video hot nhất tại thời điểm hiện tại. Các xu hướng trên YouTube thường xoay quanh các thể loại như vlog, âm nhạc, trò chơi, phim ảnh, tin tức và thể thao.  

Các nhà sáng tạo nội dung và doanh nghiệp có thể tận dụng YouTube trend bằng cách tạo ra các video phù hợp với thị hiếu hoặc tham gia vào các trào lưu để tăng sự tương tác và lượng theo dõi. Việc phân tích xu hướng trên YouTube cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sở thích, hành vi của người xem và tối ưu hóa chiến lược tiếp cận hiệu quả.

Để lọt vào top trending, nội dung video phải thật sự hấp dẫn, phù hợp người xem, bắt kịp xu hướng của thế giới, không giật tít, sai sự thật và không vi phạm chính sách của Youtube. Với những video lồng ghép quảng cáo cần được xây dựng liên mạch và hợp lý với toàn bộ câu chuyện.

Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các từ khóa, thẻ mô tả có liên quan để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của doanh nghiệp trên Youtube lẩn Google. Để qua đó, thu hút nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên hơn đến thương hiệu của mình.

Twitter (X) trend

Bắt đầu từ dịch vụ nhắn tin SMS và mỗi Tweet sẽ giới trong phạm vi 280 ký tự, Twitter (nay là X) nổi bật với phong cách ngắn gọn và tính năng chia sẻ nhanh chóng. Đây là nơi mà các xu hướng có thể bùng nổ và lan truyền với vận tốc nhanh. Khi có một sự kiện lớn, các hashtag liên quan thường nhanh chóng leo lên vị trí "Trending" thu hút sự chú ý của hàng triệu người dùng.

Doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của Twitter bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận đang diễn ra hoặc đăng tải các Tweet liên quan đến xu hướng hiện tại để tăng cường nhận diện thương hiệu và kết nối với người dùng. Việc sử dụng các hashtag phù hợp còn giúp nội dung của doanh nghiệp tiếp cận được một lượng lớn người dùng trên nền tảng này.

Các trang khác

LinkedIn

Khác với các nền tảng mạng xã hội khác, đối tượng mục tiêu của Linkedin chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp, công ty và các ứng viên tìm việc. Mặc dù là nền tảng thiên về tính chuyên nghiệp, nó cũng có những xu hướng riêng biệt và thu hút nhiều người. 

Xu hướng trên LinkedIn thường xoay quanh các chủ đề về kinh doanh, quản lý, phát triển cá nhân và công nghệ. Những cuộc thảo luận về chiến lược nghề nghiệp, xu hướng ngành công nghiệp hoặc những sự kiện công nghệ nổi bật thường bắt đầu và phát triển mạnh mẽ trên LinkedIn.

Quora

Quora là một nền tảng hỏi đáp nơi người dùng có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ cộng đồng. Các xu hướng trên Quora thường xuất hiện dưới dạng các câu hỏi nóng về các chủ đề thời sự, công nghệ, việc làm, con người hoặc các vấn đề xã hội khác. Những câu hỏi và câu trả lời nổi bật trên Quora không chỉ cung cấp kiến thức mà còn tạo ra những cuộc thảo luận sâu sắc và lan tỏa sang các nền tảng khác.

Reddit

Reddit là một trong những nền tảng mạnh mẽ nhất để theo dõi các xu hướng mới và những cuộc thảo luận đa dạng. Với hàng nghìn subreddit (cộng đồng con) tập trung vào mọi chủ đề, Reddit thường là nơi đầu tiên mà các xu hướng được phát hiện và thảo luận trước khi lan rộng ra các nền tảng khác. Cũng vì lẽ đó mà Reddit nổi tiếng với việc nuôi dưỡng những xu hướng độc đáo, từ các meme đến những phong trào trực tuyến.

Threads trend

Threads là một nền tảng mới từ Meta, được thiết kế để kết nối mọi người qua các bài đăng từ người khác, bằng cách chia sẻ, bình luận, thả tim, like hoặc reup lên tường của mình. Threads được đánh giá là đối thủ đáng gờm của Twitter khi cho phép đăng tải các bài viết ngắn tối đa 500 ký tự, có thể đính kèm link, hình ảnh và video lên đến 5 phút.

Mặc dù còn mới, Threads đã bắt đầu xuất hiện các xu hướng riêng của mình về những chủ đề cụ thể như “flex lương”, “bảnh - thắm”,...  Với hơn 10 triệu người dùng sau 7 giờ ra mắt và chủ yếu là các gen Z, doanh nghiệp có thể tận dụng để kết nối sâu hơn với thế hệ này và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Là nền tảng xã hội mới và chưa xuất hiện nhiều quảng cáo, đây cũng được xem là kênh đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai các chiến dịch Marketing sáng tạo.

nơi trend thường xuất hiện

Trend có quan trọng trong Marketing không?

Trong thời đại số, xu hướng truyền thông xã hội đang có những tác động mạnh mẽ đến thị trường. Khi doanh nghiệp nắm bắt trend đúng cách có thể:

  1. Tăng cường nhận diện thương hiệu
  2. Thúc đẩy động lực mua hàng
  3. Tăng tương tác với khách hàng
  4. Định hình xu hướng tiêu dùng

Tăng cường nhận diện thương hiệu

Bắt kịp và tận dụng các xu hướng đang thịnh hành là cách hiệu quả để tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Khi doanh nghiệp sử dụng các trend phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo, truyền thông hoặc Content Marketing, họ dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng và giúp thương hiệu trở nên nổi bật trong tâm trí người tiêu dùng.

Các chiến dịch Marketing gắn liền với xu hướng lan tỏa nhanh chóng trên các nền tảng Social Media, giúp thương hiệu tiếp cận được với lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bằng cách liên tục cập nhật và sáng tạo theo các trend, thương hiệu có thể giữ vững vị thế và luôn nằm trong tâm điểm của khách hàng.

Thúc đẩy động lực mua hàng

Xu hướng có thể kích thích nhu cầu và thúc đẩy động lực mua hàng của người tiêu dùng. Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ đang lọt top trending, người tiêu dùng có xu hướng muốn sở hữu ngay để không bị “lỗi thời” hoặc để trải nghiệm những gì đang được xã hội ưa chuộng.

Các chiến dịch Marketing dựa trên xu hướng thường lồng ghép yếu tố tâm lý FOMO (Fear of Missing Out - sợ bị bỏ lỡ) để tạo cảm giác cấp bách, khiến khách hàng cần phải hành động ngay lập tức. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi sự quan tâm thành hành động mua hàng, từ đó gia tăng doanh số.

Tăng tương tác với khách hàng

Khi doanh nghiệp tạo ra nội dung hoặc các chiến dịch dựa trên những xu hướng đang được quan tâm, họ dễ dàng tạo ra những cuộc trò chuyện chung, thảo luận và nhận các chia sẻ/phản hồi từ phía khách hàng. Nhờ vào tính tương tác cao của trend, các doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn về khách hàng, nắm bắt được tâm lý và gắn kết mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu.

Định hình xu hướng tiêu dùng

Khi một thương hiệu tạo trend dẫn đầu trong việc giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ hoặc phong cách mới, họ có thể thiết lập một xu hướng mà người tiêu dùng sẽ theo đuổi. Từ đó, định hình và tạo ra các xu hướng tiêu dùng mới theo hướng có lợi cho mình. Sự tiên phong này cũng giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, tăng khách hàng trung thành và mở rộng thị phần.  

tầm quan trọng của trend

Nhược điểm của trend

  1. Gây ảnh hưởng tiêu cực
  2. Thay đổi liên tục
  3. Ảnh hưởng đến truyền thông

Gây ảnh hưởng tiêu cực

Việc chạy theo xu hướng có thể mang lại những hệ quả không mong muốn cho thương hiệu, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Khi "đú trend", doanh nghiệp cần thận trọng đánh giá tác động của việc này đến hình ảnh công ty. Nếu xu hướng mà doanh nghiệp ủng hộ hoặc quảng bá không còn được ưa chuộng có thể làm giảm uy tín và giá trị thương hiệu. 

Hơn nữa, nếu xu hướng không phù hợp với tầm nhìn & sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của công ty, nó có thể làm mờ nhạt thông điệp thương hiệu và gây ra sự thiếu nhất quán trong mắt khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu đáng nhớ, doanh nghiệp cần bám sát những nguyên tắc cơ bản và tập trung vào mục tiêu dài hạn.

Thay đổi liên tục

Xu hướng thường biến đổi nhanh chóng, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và điều chỉnh chiến lược Marketing của mình. Tuy nhiên, việc chạy theo những thay đổi liên tục này có thể khiến thương hiệu mất đi sự ổn định và định hướng lâu dài. Đồng thời, nó cũng tạo ra áp lực lớn lên đội ngũ sáng tạo, đòi hỏi họ phải không ngừng đổi mới và thích nghi, dẫn đến sự phân tán tài nguyên và nguồn lực, làm giảm hiệu quả của các chiến lược tiếp cận bền vững.

Ảnh hưởng đến truyền thông

Sự ổn định và nhất quán trong thông điệp là yếu tố quan trọng để duy trì lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Khi doanh nghiệp liên tục thay đổi thông điệp và cách tiếp cận để chạy theo các xu hướng mới có thể tạo ra sự mâu thuẫn trong truyền thông. Khách hàng có thể cảm thấy bối rối hoặc mất niềm tin vào thương hiệu nếu thông điệp không nhất quán, thiếu liên kết với giá trị cốt lõi, loãng bản sắc thương hiệu và khó nhận diện trong mắt công chúng. 

nhược điểm của trend

Cách bắt trend hiệu quả cho các chiến dịch Marketing

  1. Sử dụng các công cụ trực tuyến
  2. Cập nhật và nhạy bén với những thay đổi
  3. Lựa chọn trend phù hợp
  4. Sáng tạo trend

Sử dụng các công cụ trực tuyến

Việc bắt kịp các xu hướng nhanh chóng và chính xác đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ trực tuyến một cách hiệu quả. Một số công cụ hiện được sử dụng phổ biến như Google Trends, BuzzSumo hay Hootsuite, Sprout Social cung cấp dữ liệu real-time về các xu hướng đang thịnh hành. 

Với những công cụ này, doanh nghiệp có thể theo dõi từ khóa, chủ đề và nội dung đang được tìm kiếm hoặc thảo luận nhiều nhất trên internet. Để qua đó, phát hiện và nắm bắt các xu hướng phù hợp cho các chiến dịch Marketing.

Cập nhật và nhạy bén với những thay đổi

Trong môi trường số hóa, xu hướng có thể thay đổi nhanh chóng. Việc liên tục cập nhật thông tin và duy trì sự nhạy bén với những thay đổi trên thị trường là vô cùng quan trọng. Đội ngũ marketing cần thường xuyên theo dõi tin tức, mạng xã hội và các diễn đàn để nhận diện những dấu hiệu ban đầu của một xu hướng mới. Đồng thời, cần phản ứng nhanh, điều chỉnh chiến lược và nội dung để tận dụng tối đa cơ hội mà các xu hướng mới mang lại.

Lựa chọn trend phù hợp

Không phải tất cả các xu hướng đều phù hợp với thương hiệu hoặc chiến dịch marketing, nên các doanh nghiệp cần tỉnh táo để lựa chọn trend phù hợp với hình ảnh thương hiệu và mục tiêu cuối cùng. Trend được chọn cần phải tương thích với thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, tránh việc chạy theo xu hướng một cách mù quáng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu.  

Sáng tạo trend

Ngoài việc bắt kịp các xu hướng có sẵn, doanh nghiệp còn có thể chủ động sáng tạo ra các xu hướng mới. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có đội ngũ sáng tạo, hiểu biết sâu sắc về thị trường và khách hàng mục tiêu, cũng như khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt thị trường. 

Một chiến dịch marketing sáng tạo với thông điệp độc đáo và cách tiếp cận mới mẻ, có thể biến một ý tưởng thành xu hướng mới trên thị trường. Từ đó, nâng cao vị thế và tăng lợi thế cạnh tranh.

cách bắt trend

Các xu hướng mới cho doanh nghiệp trong kinh doanh

Trong bối cảnh kinh tế và xã hội không ngừng thay đổi, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với những thách thức mới và cơ hội phát triển từ các xu hướng hiện đại. Doanh nghiệp không chỉ cần cập nhật các xu hướng này mà còn phải biết cách áp dụng chúng để tạo lợi thế cạnh tranh.

  1. Hướng đến sự bền vững
  2. Công nghệ đột phá
  3. Kiến tạo văn hóa và xây dựng giá trị

Hướng đến sự bền vững

Bên cạnh việc tối ưu hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp hiện này cần phải hướng đến sự phát triển bền vững trong các chiến lược của mình. Để qua đó, các hoạt động của mình không gây tổn hại đến môi trường và xã hội, duy trì uy tín và góp phần tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng và môi trường.

Phát triển bền vững

Trong bối cảnh thế giới đối mặt với những thách thức như bất bình đẳng, nghèo đói và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, không một doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu không chú trọng đến sự bền vững. 

Phát triển bền vững (Sustainable Development) là thuật ngữ nói về quá trình phát triển và đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng vẫn đảm bảo được sự tiếp tục phát triển của thế hệ tương lai. Để qua đó, tạo ra một sự cân bằng giữa 3 trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế, môi trường và công bằng xã hội.

Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) gồm hệ thống 17 mục tiêu toàn diện, được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015 với sự đồng thuận của 193 quốc gia thành viên. Những mục tiêu này hướng đến việc xây dựng một hành tinh phát triển bền vững, nơi mọi người đều có cơ hội sống trong một môi trường công bằng và thịnh vượng.

Với các doanh nghiệp, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững không chỉ là xu hướng mới mà còn là cách để cải thiện hiệu suất, giảm thiểu chi phí, tăng cường lòng trung thành khách hàng. Đồng thời, phát triển kinh tế bền vững còn tạo ra cơ hội việc làm mới và thúc đẩy sự đổi mới, góp phần xây dựng một tương lai thịnh vượng hơn cho tất cả. 

Tiêu chuẩn ESG

Tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, Governance) là bộ ba tiêu chuẩn được dùng để đo lường mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Khi đáp ứng tiêu chuẩn ESG, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cường danh tiếng, thu hút các nhà đầu tư có trách nhiệm và lượng lớn khách hàng có ý thức về bền vững. Tại Việt Nam, 90% doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch đầu tư nguồn lực tài chính hơn cho ESG trong vòng 3 năm tới. 

Theo thống kê của Spglobal, có tới 76% người tiêu dùng quyết định ngừng mua hàng từ các công ty không chú trọng đến yếu tố bền vững, trong khi 88% người tiêu dùng bày tỏ lòng trung thành mạnh tích cực với những doanh nghiệp cam kết hỗ trợ các vấn đề xã hội và môi trường. Những con số này đã phần nào nhấn mạnh tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng ESG đối với quyết định mua sắm và hành vi tiêu dùng hiện nay.

Tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng tiêu chuẩn này cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp, nhất là các ngành có tác động lớn đến môi trường và xã hội. Đặc biệt là khó khăn trong việc thay đổi quy trình sản xuất để giảm phát thải hoặc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.  

Chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh (Green Transformation - GX) là thuật ngữ chỉ những nỗ lực nhằm xây dựng một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường. Mục đích của xu hướng chuyển đổi xanh là tăng cường hiệu quả việc sử dụng năng lượng, giảm khí thải Carbon, thúc đẩy bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng cường sự tham gia của xã hội. Đến năm 2030, quá trình chuyển đổi xanh dự kiến sẽ tạo ra hơn 30 triệu việc làm mới trên toàn cầu.

Net Zero - Phát thải ròng bằng 0

Net Zero hay Phát thải ròng bằng 0 là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang triển khai và nỗ lực đạt được nhằm giảm thiểu lượng khí nhà kính (như CH4, CO2, N2O) phát thải ra môi trường. Để đạt được mục tiêu này, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cần cam kết giảm phát thải, hỗ trợ các giải pháp cho khả năng hấp thụ Carbon nhằm tạo ra một nền kinh tế toàn cầu ít Carbon và bền vững hơn.

Trong lộ trình hướng đến Phát thải ròng bằng 0, hơn 50 doanh nghiệp tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực đã cam kết Net Zero như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Masan,... Họ đã và đang đầu tư vào các nguồn năng lượng mới, thực hiện giảm nhiên liệu, chuyển đổi công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo, tái sử dụng bao bì,...

xu hướng phát triển bền vững

Công nghệ đột phá

Cùng với phát triển bền vững, việc ứng dụng các công nghệ đột phá cũng là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp tận dụng để tối ưu hóa quy trình hoạt động của mình.

Hyper Automation - siêu tự động hóa

Hyper Automation hay siêu tự động hóa là công cụ cho phép các doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ các quy trình vận hành từ đầu đến cuối thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning) và robot tự động (RPA). Theo dự báo từ Gartner, đến cuối năm 2024, xu hướng ứng dụng các công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp giảm tới 30% chi phí hoạt động, mở ra cơ hội tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Với Hyper Automation, doanh nghiệp có thể giải quyết những hạn chế, đưa ra chiến lược tốt hơn bằng cách xác định rõ những lĩnh vực cần cải thiện, tiết kiệm nguồn lực và mang lại hiệu suất công việc cao. Đặc biệt, môi trường làm việc thông minh giúp nâng cao năng suất và sự hài lòng cho nhân viên, ưu hóa toàn bộ chuỗi giá trị và mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

AGI - Trí tuệ nhân tạo tổng hợp

AGI (Artificial General Intelligence) là một bước tiến xa hơn so với trí tuệ nhân tạo hiện nay, với khả năng hiểu, học hỏi và áp dụng kiến thức như một con người thật sự. Khác với AI truyền thống, AGI không chỉ chuyên môn hóa trong một lĩnh vực cụ thể mà có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ trí tuệ mà con người có thể làm được. Theo nghiên cứu, AGI được dự đoán là xu hướng sẽ phát triển vượt bật trong giai đoạn từ 2022 đến 2030.

Trong sản xuất và kinh doanh, AGI có thể giúp tự động hóa các quy trình sản xuất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và cải thiện dịch vụ khách hàng. Đồng thời, các nhà lãnh đạo có thể tận dụng AGI để phân tích xu hướng thị trường, dự đoán nhu cầu khách hàng và tối ưu hóa hoạt động để tăng lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng tốt hơn.

xu hướng công nghệ trong kind doanh

Kiến tạo văn hóa và xây dựng giá trị

Ứng dụng DEI trong văn hóa doanh nghiệp

DEI (Diversity, Equity and Inclusion - Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập) là một trong những xu hướng tích cực giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại và tiến bộ. Ứng dụng DEI không chỉ đơn thuần là việc đảm bảo sự đa dạng trong thành phần nhân sự mà còn là việc tạo ra một môi trường làm việc công bằng, nơi mọi nhân viên đều có cơ hội phát triển và được tôn trọng. 

Theo nghiên cứu của McKinsey tại Hoa Kỳ, Anh và Canada. Việc các công ty có sự đa dạng chủng tộc trong nhóm 25% hàng đầu về đa dạng chủng tộc có khả năng đạt lợi nhuận tài chính cao hơn 35% so với mức trung bình của ngành. Đồng thời, các công ty có sự đa dạng về giới tính cũng có khả năng đạt được lợi nhuận tài chính cao hơn 15% so với mức trung bình ngành.

Trên thực tế, 3/4 người tìm việc và nhân viên xem DEI là yếu tố chính khi cân nhắc các công ty và nơi làm việc xây dựng văn hóa theo tiêu chí này. Do đó, để triển khai DEI hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo, phát triển chính sách và xây dựng một văn hóa bao dung, không phân biệt.

Cá nhân hóa (Personalization)

Cá nhân hóa (Personalization) trong kinh doanh là quá trình điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn riêng của từng khách hàng. Tuy đây không phải là xu hướng quá mới nhưng nó vẫn là “kim chỉ nam” giúp các doanh nghiệp thành công trong thời đại số. Khi hầu hết khách hàng ngày càng mong đợi các tương tác được cá nhân hóa với một thương hiệu (Khoảng 71% người tiêu dùng). Cũng theo Accenture, 91% người có xu hướng mua các sản phẩm của thương hiệu ghi nhớ họ và gửi cho họ các ưu đãi phù hợp.

Từ việc sáng tạo các nội dung quảng cáo đến trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu và công nghệ để hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thông điệp tiếp thị phù hợp. Cá nhân hóa không chỉ giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng mà còn tạo ra sự khác biệt cạnh tranh, gia tăng lòng trung thành và giá trị lâu dài.

Purpose-driven Business - kinh doanh ý nghĩa

Kinh doanh ý nghĩa (Purpose-driven Business) là mô hình kinh doanh không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn gắn liền với một mục đích cao cả hơn, thường là góp phần giải quyết các vấn đề xã hội hoặc môi trường. Nó thường bao gồm các hành động cụ thể như bảo vệ môi trường, tôn trọng nhân quyền và thúc đẩy công bằng xã hội,..

Xây dựng chiến lược phát triển theo Purpose-Driven Business, doanh nghiệp có thể tạo được lòng tin và sự gắn kết của khách hàng, nhân viên và các bên liên quan. Đồng thời, tạo ra giá trị kinh tế mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và hành tinh. 

Sustainable Supply Chain - Chuỗi cung ứng bền vững

Chuỗi cung ứng bền vững là chiến lược quản lý chuỗi cung ứng với mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Một chuỗi cung ứng bền vững không chỉ quan tâm đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả mà còn đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất, vận chuyển và phân phối đều tuân thủ các nguyên tắc về môi trường, xã hội và quản trị.

Việc ứng dụng và xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng để cải thiện mọi khía cạnh từ nguồn nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng. Đây không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cách doanh nghiệp tạo ra giá trị lâu dài và bảo vệ uy tín của mình trên thị trường.

Hiểu rõ về "trend" không chỉ giúp chúng ta nắm bắt được những thay đổi trong xã hội, kinh doanh và công nghệ mà còn mở ra những cơ hội mới để thích ứng và phát triển. Xu hướng không phải là những thứ chỉ đến rồi đi mà là những tín hiệu cho thấy cách thế giới đang chuyển mình. Bằng cách theo dõi và phân tích các xu hướng, doanh nghiệp có thể dự đoán tương lai mà còn định hình nó theo cách của riêng mình, duy trì tính cạnh tranh, sáng tạo và dẫn đầu trong mọi lĩnh vực.

Chương trình đào tạo

CMO - GIÁM ĐỐC MARKETING
CMO - Chief Marketing Officer

Khóa học CMO là chương trình đào tạo Giám Đốc Marketing chuyên nghiệp tại PACE
giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược Marketing tổng thể đa kênh trong bối cảnh Marketing 5.0 & AI.

Định nghĩa lại "chân dung" của Giám đốc Marketing trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CCO - GIÁM ĐỐC KINH DOANH
CCO - Chief Customer Officer

Khóa học CCO góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Khởi đầu thế hệ CCO mới với Tinh thần mới, Con người mới cho nền kinh thương mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 374