CEO LÀ GÌ? LÀM CEO CẦN NHỮNG YẾU TỐ, KỸ NĂNG GÌ

CEO được xem là chức vụ cao nhất trong một tổ chức và cũng là vị trí mà nhiều người khát khao đạt được. Để trở thành một CEO giỏi, ngoài yếu tố học hành, đào tạo bài bản, CEO cũng cần những tố chất bẩm sinh. Do đó, không phải bất kỳ ai cũng có thể trở nên chuyên nghiệp được trong vai trò của một CEO.

Khái niệm về vị trí CEO

CEO là gì?

CEO trong tiếng Anh là viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Giám đốc điều hành. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng gọi Tổng giám đốc, Giám đốc công ty,... là những từ thuộc chức danh CEO.

CEO được xem là người quản lý điều hành cao nhất của một doanh nghiệp và cũng là người đại diện cho công ty về mặt pháp lý. Trên CEO là Hội đồng quản trị, cấp dưới của CEO là các giám đốc chức năng và bộ máy nhân sự của doanh nghiệp.

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Giám đốc điều hành

CEO là nghề gì trong công ty?

CEO được xem là “ngọn hải đăng” dẫn đường cho mọi hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng. Họ gánh trên vai trọng trách mang lại thành công và sự phát triển bền vững của tổ chức. Nói một cách ví von, nếu công ty là một cỗ máy thì CEO có trách nhiệm vận hành, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì để cỗ máy ấy luôn hoạt động một cách trơn tru và đạt chỉ số công suất cao nhất.

Để ngồi được vị trí cao nhất của công ty, các CEO cần một tâm lý vững chãi để có thể đối diện và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề xảy ra, luôn bình tĩnh trước các cuộc khủng hoảng, tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề cấp bách.

Vai trò của CEO

CEO đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, là chìa khóa để mở đường cho các hoạt động trong tổ chức đi đến thành công.

  • CEO là người trực tiếp lãnh đạo và quản lý tổ chức
  • Là người đại diện truyền thông của doanh nghiệp
  • Điều hành các chiến lược tiếp thị và bán hàng, quản trị tài chính và các vấn đề rủi ro của doanh nghiệp
  • Xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp, các mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng.
  • Xem xét, đưa ra các quyết định phù hợp với chính sách của tổ chức và các quy định của pháp luật
  • Chịu trách nhiệm tạo ra giá trị cho cổ đông
  • Tham gia vào quá trình tuyển dụng, phát triển nhân tài cho tổ chức
  • Đề xuất các chiến lược thúc đẩy sự đổi mới trong tổ chức
  • Đưa ra các quyết định đảm bảo cho sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

CEO cũng sẽ cùng với các Giám đốc chức năng khác như CCO, CFO, CPO, CMO,... xây dựng và triển khai các chiến lược, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo nên hệ sinh thái vững chắc cho tổ chức. Mang lại doanh thu, giá trị thương hiệu, độ tin cậy, uy tín,… cho doanh nghiệp.

CEO là chìa khóa để mở đường cho các hoạt động trong tổ chức đi đến thành công

Công việc của CEO trong doanh nghiệp

Các công việc mà một CEO thường phải đảm nhận:

  • Hoạch định chiến lược để hướng tổ chức thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
  • Xây dựng kế hoạch, vạch ra đường đi nước bước cụ thể để mỗi thành viên trong tổ chức thực hiện và hướng tới mục tiêu chung.
  • Tiến hành triển khai các kế hoạch kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã thông qua.
  • Đề xuất những ý kiến để cải thiện các hoạt động kinh doanh của công ty với Hội đồng quản trị.
  • Chịu trách nhiệm về doanh thu, tăng trưởng của công ty, đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Đồng thời xây dựng, quảng bá cho hình ảnh thương hiệu.
  • Nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp, đảm bảo cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án từ cấp dưới. Đại diện cho tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.
  • Kiểm soát, phê duyệt các chính sách tài chính, đồng thời đánh giá và có những điều chỉnh về chi phí doanh nghiệp sao cho phù hợp.
  • Theo dõi, đo lường, đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thiết lập bộ máy quản trị, tổ chức cơ cấu, vận hành bộ máy nhân sự, đồng thời xác định nhiệm vụ, mục tiêu của mỗi bộ phận, phòng ban cụ thể.
  • Đề xuất các kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Phê duyệt các chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và có những chính sách khen thưởng phù hợp.

CEO cần hoạch định chiến lược để hướng tổ chức thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty

Trên đây chỉ là một số công việc chính của một CEO. Trên thực tế, một CEO phải đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn, trong nhiều trường hợp phải xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc.

Làm CEO cần những yếu tố, kỹ năng gì?

Kiến thức, kinh nghiệm

Kinh nghiệm không đo bằng số năm, kinh nghiệm đo bằng số lượng vấn đề, khủng hoảng mà một CEO đã trải qua. Ngoài những kiến thức chuyên môn vốn có, CEO phải là một người dày dặn kinh nghiệm sống, biết đối nhân xử thế, biết đưa bản thân thử thách trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều môi trường khác nhau.

Tầm nhìn chiến lược

Một CEO xuất sắc là người luôn tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật kiến thức và học hỏi liên tục để không bị tụt lại phía sau. Một CEO có tầm nhìn chiến lược, CEO đó sẽ dễ dàng thâu tóm được các hoạt động của mỗi bộ phận, phòng ban và kiểm soát được hiệu suất của họ. Đồng thời đi sâu vào việc quản lý con người, quản lý cảm xúc và tận dụng năng lực của mỗi nhân viên.

Một CEO xuất sắc là người luôn tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật kiến thức và học hỏi liên tục để không bị tụt lại phía sau

Tư duy sáng tạo

Những ý tưởng độc đáo, tiên phong, không sao chép, vay mượn sẽ là gốc rễ cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Do đó, CEO phải là người hiểu rõ rằng, nếu không liên tục sáng tạo, đổi mới các loại hình kinh doanh, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị đè bẹp bởi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Truyền cảm hứng

Một trong những trách nhiệm quan trọng của CEO cũng là tìm kiếm những người đồng hành có tư duy tích cực vì sự trường tồn và phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Do đó, CEO cần có kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên, biết cách giữ chân nhân tài để họ luôn sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp về lâu dài.

Để làm được điều đó, CEO phải là người đầu tiên vì tổ chức, yêu tổ chức và con người của tổ chức, liên tục cổ vũ, động viên, khuyến khích cho từng cá nhân bằng nhiều cách như chế độ đãi ngộ tốt, hình thức khen thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc, tổ chức những phong trào thi đua lành mạnh.

CEO cần có kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên tổ chức của mình

Khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt là một tố chất cần phải có đối với bất kỳ một CEO nào. Bởi CEO là người thường xuyên đứng trước các cuộc họp với cổ đông, khách hàng, nhân viên,... nếu kỹ năng giao tiếp ấp úng, không liền mạch, truyền tải thông điệp không rõ ràng sẽ rất khó để thuyết phục và làm hài lòng đối phương.

Đặc biệt là những hợp đồng có sức ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cần tài thương thảo, giao tiếp thuyết phục. Thì khả năng giao tiếp trong những lúc này lại đặc biệt quan trọng hơn nữa.

Tố chất bẩm sinh

Không phải ai cũng có thể chuyên nghiệp trong vai trò CEO nếu thiếu những tố chất bẩm sinh. Các tố chất thường thấy ở một CEO thành công như:

  • Chỉ số thông minh (IQ)
  • Chỉ số cảm xúc (EQ)
  • Tư duy tổng hợp, khả năng phân tích, hệ thống, sáng tạo. 
  • Tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, quyết đoán. 
  • Thần thái uy lực của một nhà lãnh đạo, cầm quyền.

Học CEO ở đâu tốt nhất?

Trường Doanh Nhân PACE (trực thuộc Học viện Quản lý PACE) với bề dày gần 22 năm phát triển, đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc trang bị những kiến thức, năng lực toàn diện mà bất kỳ một CEO chuyên nghiệp nào cũng cần có. 

Chương trình đào tạo “Giám đốc Điều hành”/ “Chief Executive Officer” (CEO) tại PACE là chương trình đào tạo đặc biệt do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo Mô hình quản trị PMM/ PACE’s Management Model. Chương trình được triển khai hoàn toàn bằng tiếng Việt và Ban Giảng Huấn của chương trình là các chuyên gia người Việt Nam có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về từng chuyên đề mà mỗi chuyên gia phụ trách.

Để tham gia khóa học CEO chuyên nghiệp tại PACE, Học viên có thể đăng ký thông qua các cách sau:

Chương trình này được PACE triển khai nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

CEO trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số vừa là chủ doanh nghiệp, vừa là nhà quản trị chứ vẫn chưa có sự tách biệt rõ ràng. Họ là những người tạo dựng nên doanh nghiệp, chèo lái doanh nghiệp rồi tích lũy kinh nghiệm qua năm tháng, chứ ít được đào tạo bài bản ngay từ đầu.

Do đó, tại Việt Nam hiện đang rất thiếu rất nhiều các CEO chuyên nghiệp, mà một trong những nguyên nhân chính là nhiều người chưa có những hình dung cụ thể về các “nhân vật” này để phấn đấu đạt đến.

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Đâu là lời giải cho bài toán
“Quốc tế hóa” năng lực quản lý
và lãnh đạo ở Việt Nam?

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 186